Da nhiễm corticoid thường xuất hiện do lạm dụng chất này quá mức trong làm đẹp và điều trị da liễu. Vậy làm thế nào để nhận biết và điều trị kịp thời?
Da nhiễm corticoid từ đâu?
Corticoid (glucocorticoid hoặc corticosteroid) là chất thuộc nhóm kháng viêm steroid. Ở lĩnh vực làm đẹp, corticoid thường có dạng kem thuốc, thuốc mỡ, và thậm chí là thuốc tiêm hoặc thuốc uống. Chúng được “tô vẽ” bằng những lời có cánh là trị được mọi vấn đề da nhờ khả năng kháng viêm, ức chế hệ miễn dịch và ngăn ngừa dị ứng.
Đúng là chúng có tác dụng kể trên thật. Tuy nhiên, những sản phẩm trôi nổi không được sản xuất đúng nồng độ và sử dụng đúng cách, đúng giai đoạn thì sẽ gây ra nhiều biến chứng vì da nhiễm corticoid.
Cụ thể, đây là hiện tượng viêm nhiễm trên da nếu bạn ngưng hoặc giảm sử dụng corticoid. Đó là lí do nhiều bạn dùng các loại “thuốc bắc” thấy da đẹp lên nên ngưng sử dụng, nhưng rồi vấn đề da lại còn tệ hơn lúc trước. Bộ Y tế Việt Nam cũng xếp chất này vào hạng mục thuốc gây ngộ độc và nguy hiểm (bảng B).
Nhìn chung, da nhiễm corticoid thường do 2 nguồn chính:
- Dùng thuốc chứa corticoid quá liều trong trị bệnh da liễu: Trị mụn, vảy nến, viêm da, eczema, ban đỏ,…
- Sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid: thuốc bắc, rượu thuốc, kem trị mụn, kem dưỡng trắng và các sản phẩm không rõ nguồn gốc khác. Chúng thường được quảng cáo là trị nhanh trong vòng vài ngày hoặc 1 – 2 tuần.
Tác hại của corticoid với làn da và sức khỏe
Như đã đề cập ở trên, khi bạn dùng corticoid trong một khoảng thời gian với liều lượng nhất định thì sẽ dẫn tới hiện tượng lệ thuộc. Nếu giảm tần suất hoặc ngưng sử dụng, da sẽ bị bào mòn, dễ bị tổn thương. Song song với đó là những tác dụng phụ đáng sợ của chất này.
Corticoid sẽ giữ nước và khoáng natri, làm rối loạn chuyển hóa lipid, khiến mỡ lắng đọng trên mặt, cổ và lưng. Vì vậy, qua thời gian dài, nhất là dùng dưới dạng tiêm và uống, nguy cơ teo tuyến thượng thận và rối loạn nội tiết tố là rất cao. Song song đó, da nhiễm corticoid còn dễ bị nổi mụn, teo, giãn nở mao mạch, tăng hắc sắc tố melanin (da sạm).
Nghiêm trọng hơn, khi lớp da bị bào mòn quá mức, corticoid có khả năng sẽ đi qua da, ngấm vào máu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Dấu hiệu da nhiễm corticoid qua từng cấp độ
Dưới đây là các cấp độ nhiễm corticoid cần lưu ý để sớm chữa trị:
Cấp độ 1: Da khô ráp, bong tróc
Đây là cấp độ nhẹ nhất nếu bạn chỉ dùng lượng nhỏ trong thời gian ngắn. Có thể bị hơi ngứa, da khô ráp và bong tróc nhẹ.
Cấp độ 2: Viêm da cấp tính
Da bắt đầu bị hoại tử vì nhiễm độc. Bạn sẽ thấy các bong bóng nước như bị bỏng. Chúng đau nhức nếu bị vỡ, kéo theo mưng mủ, nhiễm trùng. Khi khô đi, chúng sẽ làm da sần sùi và thâm sạm.
Cấp độ 3: Giãn mạch máu
Dùng trong thời gian quá dài khi corticoid đã tấn công tới hệ mao mạch dưới da. Lúc này, vùng da mặt thường nóng ran, đỏ rực. Da giữ nước nên phù nề, căng tức và đau râm ran.
Cấp độ 4: Viêm da tăng tiết nhờn và mụn lan nhanh
Ngoài triệu chứng của các cấp độ trước, người nhiễm cấp 4 còn thấy da bóng nhờn, nổi mụn sưng to, mưng mủ, và đau rát hơn nhiều.
Cấp độ 5: Viêm da kích thích
Giai đoạn nghiêm trọng nhất khiến cảm giác bỏng rát, đau nhức trên da ngày càng mạnh, dù không cần chạm vào. Da vừa mụn mủ, vừa có vùng khô, tróc vảy thành những mảng thâm đen. Dịch vàng và các dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử khác cũng xuất hiện.
Điều trị da nhiễm corticoid ở đâu?
Khi nhận thấy da có những triệu chứng nhiễm corticoid ở trên, bạn hãy ngưng dùng mỹ phẩm và nhanh chóng đến HapBeauty Spa để điều trị theo liệu trình chuẩn y khoa an toàn và hiệu quả nhé!
Với dưỡng dịch phục hồi tái tạo, tế bào gốc đông cô, tinh chất chiết xuất hoa súng xanh Ấn độ và mặt nạ ức chế nấm/melanin, liệu trình KHÔI PHỤC DA NHIỄM CORTICOID tại HapBeauty sẽ giúp bạn:
- Loại bỏ bụi bẩn và độc tố cho da.
- Giúp da sáng bóng, mịn màng.
- Tăng cường sức đề kháng, giảm độ mẫn cảm của da.
- Phục hồi da.
Tham khảo thêm về liệu trình trên tại đây.
Hãy tránh xa các sản phẩm chứa corticoid và điều trị sớm nhất nếu có các dấu hiệu trên nhé! Chúc bạn bảo vệ được làn da mịn màng vốn có của mình!